Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng ký


Share|

Thương lắm cậu bé đi học bằng tay

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp
Thương lắm cậu bé đi học bằng tay EmptyFri Jun 04, 2010 12:46 am
Thương lắm cậu bé đi học bằng tay Bgavatar_06
Thương lắm cậu bé đi học bằng tay Bgavatar_01Thương lắm cậu bé đi học bằng tay Bgavatar_02_newsThương lắm cậu bé đi học bằng tay Bgavatar_03
Thương lắm cậu bé đi học bằng tay Bgavatar_04_newbinladenThương lắm cậu bé đi học bằng tay Bgavatar_06_news
Thương lắm cậu bé đi học bằng tay Bgavatar_07Thương lắm cậu bé đi học bằng tay Bgavatar_08_newsThương lắm cậu bé đi học bằng tay Bgavatar_09
[Thành viên] - binladen
Quản Lý Viên
Quản Lý Viên
Số Xu Hiện Có Số Xu Hiện Có : 31
Tổng số bài gửi : 12
Được cảm ơn : 3
Join date : 01/02/2010
Age : 29
Đến từ : Việt Nam Thân Yêu


Thương lắm cậu bé đi học bằng tay Vide

Bài gửiTiêu đề: Thương lắm cậu bé đi học bằng tay

Nguồn : Http://a1k44.hoctrovn.net/t154-topic

Tiêu Đề : Thương lắm cậu bé đi học bằng tay

a1k44.hoctrovn.net- Kết Nối Cộng Đồng A1K44 Online

--------------------------------------------------
Thương lắm cậu bé đi học bằng tay Thuonglamcauhoctrodihocbangtay-1
Em Lương Văn Mậu - hằng ngày vẫn luôn đi học phải bò bằng tay như thế này. Qua báo điện tử Dân trí, chúng tôi mong độc giả cùng nhau chia sẻ tới em trong những chẳng đường còn lại (Ảnh: Trọng Hưng)
Đến xã Lượng Minh hỏi bất kỳ ai về em Lương Văn Mậu đi học bằng tay, đầu gối đều tán phục: “Cháu Mậu ấy à. Cả cái xã này ai cũng đều rõ, cháu khổ lắm hằng ngày phải bò đi học đấy, thật đáng khâm phục nghị lực của cậu bé Mậu....”. Người dân nơi đây tâm sự cùng PV Dân trí.

Chúng tôi tìm về trường Tiểu học Lượng Minh vào những ngày cuối tháng 5 và đã có cuộc trò chuyện với thầy Lô Văn Hải - Hiệu trưởng nhà trường. Thầy Hải cho biết: “Cháu Lương Văn Mậu - SN 1997, hiện đang học lớp 5, gia đình nghèo lắm lại ở với ông bà ngoại nhưng cháu rất chăm chỉ học tập, chuyên cần...”.
Thương lắm cậu bé đi học bằng tay Thuonglamcauhoctrodihocbangtay-2
Gian nan đường đến trường của cậu học trò nghèo bị tật bẩm sinh (Ảnh: Trọng Hưng)
Cậu bé Lương Văn Mậu sinh ra trong một gia đình nghèo, ngay từ lúc mới sinh em đã bị tàn tật bẩm sinh, đôi bàn chân teo không thể đi lại được, việc đi lại phải sử dụng bằng đôi bàn tay và đầu gối.

Mồ côi cha mẹ từ sớm nên Mậu và anh trai về sống với ông bà ngoại là ông La Văn Thông (67 tuổi) và bà Lô Thị Lan (65 tuổi) ở bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh (huyện Tương Dương, Nghệ An). Ông bà tuổi đã già lại nghèo khó nên cuộc sống của cậu bé khuyết tật càng trở nên thiếu thốn. Tuy vậy Mậu vẫn là học sinh có nghị lực vượt lên trên số phận để học hành chăm chỉ. Ông bà ngoại Mậu tâm sự: "Ở cái tuổi của chúng tôi nếu nuôi hai người bình thường thì đã vất vả lắm rồi đằng này cháu Mậu không được may mắn lành lặn như bạn bè đồng trang lứa. Nhưng cũng thật may mắn đó là cả hai anh em thằng Mậu chăm chỉ học tập nên chúng tôi cũng bớt lo phần nào...".
Thầy Lô Văn Hải cho biết thêm: "Nhà Mậu có hai anh em. Hiện cả hai đều đang đi học, anh trai Mậu đang học lớp 8 trường THCS Lượng Minh. Bố mẹ mất, hai anh em phải ở với ông bà ngoại nhưng hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, túng thiếu”.

Được biết, gia đình ông La Văn Thông nằm trong diện hộ nghèo của xã. Tuy nhiên, số tiền trợ cấp ít ỏi không đủ nuôi sống hai ông bà, chứ nói gì đến chuyện nuôi thêm hai đứa cháu.
Thương lắm cậu bé đi học bằng tay Thuonglamcauhoctrodihocbangtay-4
Em Lô Lương Chôm bạn học cùng lớp là người vẫn thường xuyên cõng Mậu đến trường (Ảnh: Trọng Hưng)
Cô Nguyễn Thị Thảo - giáo viên chủ nhiệm em Mậu cho biết: " Nhìn cậu học trò khuyết tật chăm chỉ đầy nghị lực ngày nào cũng đến lớp bằng hai tay ai cũng xót xa. Mậu có một người bạn học thân là Lô Lương Chôm rất nhiệt tình cõng hoặc chở Mậu bằng xe đạp để đến trường".

Khi được hỏi về ước mơ sau này cậu bé Mậu nói: "Em mong được học hết THPT, tìm được việc làm thích hợp nuôi sông bản thân, giảm bớt gánh nặng cho ông bà".
Nghị lực của em Lương Văn Mậu quả thật khiến nhiều người cảm động và khâm phục. Nhưng không biết rồi ước mơ của em có thành hiện thực khi trước mắt còn muôn vàn khó khăn, thử thách.


Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Ông La Văn Thông, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An. Hoặc cháu Lương Văn Mậu - Trường tiểu học Lượng Minh.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: [You must be registered and logged in to see this link.]

* Tài khoản VNĐ:

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản USD:

Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK : 10 202 0000 004346

SWIFT Code: ICBVVNVX106

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269


Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!



Thương lắm cậu bé đi học bằng tay

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Thảo Luận Chung :: Chuyện Bốn Phương-